Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương – Bản giao hưởng Đông – Tây độc đáo
Những công trình mang phong cách thiết kế nội thất Indochine (Đông Dương) kết hợp sự hoài cổ của văn hóa Á Đông với sự lãng mạn, hiện đại của kiến trúc Pháp qua những giai đoạn lịch sử. Vậy để có thể kiến tạo nên một không gian mang hơi thở Indochine style cần những yếu tố gì? Hãy cùng với Nội thất ABIG tìm hiểu kỹ hơn về phong cách Đông Dương thông qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh nội dung
Toggle1. Phong cách Indochine là gì?
Phong cách Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương, là phong cách thiết kế nội thất với lối kiến trúc mang đậm hơi thở của thời gian, thể hiện nền văn hóa truyền thống Á Đông hòa quyện đầy lãng mạn cùng kiến trúc Pháp cổ.
Indochine Style là sự giao thoa giữa bản sắc giữa hai nền văn hóa Đông – Tây, tạo nên một phong cách thiết kế nội thất hiện đại mới mang tính thẩm mỹ cao, phù hợp với triết lý mỹ thuật, thể hiện được tinh hoa, bản sắc và bề dày lịch sử 2 nền văn minh lâu đời này.
Đông Dương ở trong tiếng Pháp là Incochine, dùng để chỉ một khu vực ở Đông Nam Á, gần phía đông Ấn Độ và phía nam Trung Quốc gồm các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Thái Lan.
Thuật ngữ Indochine nguyên gốc là Indo-China được đặt ra vào đầu thế kỷ XIX, dùng để nhấn mạnh sức ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc đối với khu vực. Bên cạnh đó, lối thiết kế này bắt nguồn từ nét kiến trúc của Pháp cổ. Tại Lào và Campuchia, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.
Mặt khác, tại Việt Nam lại chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất từ Trung Quốc. Khi mới du nhập vào nước ta, phong cách Indochine thiết kế này chỉ được sử dụng phục vụ cho tầng lớp tư sản, tiểu thị dân giàu có. Sau này cùng với sự phát triển kinh tế và văn hóa xã hội, lối thiết kế này đã dần trở nên phổ biến hơn.Lối thiết kế Indochine chinh phục người Việt bằng cách khéo léo trong phối hợp màu sắc, sử dụng các chi tiết giản dị, tinh tế, thể hiện bản sắc dân tộc nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi ở cuộc sống hiện đại.
Xem video tổng quan chung về phong cách Indochine thời thượng
2. Lịch sử hình thành phong cách Đông Dương (Indochine Style)
2.1. Giai đoạn hình thành
Phong cách nội thất Đông Dương Indochine nhen nhóm hình thành vào thời điểm thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Khi chiếm thành Gia Định vào 1859, Đế quốc Pháp thông qua luật Cornudet – một đạo luật quy định những nguyên tắc quy hoạch – phát triển đô thị tại các thuộc địa, cụ thể là Việt Nam.
Đây là quy tắc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật xây dựng Tây Phương đương đại có sự kết nối và hài hòa, giao thoa với kiến trúc thẩm mỹ bản địa. Từ đó, xu hướng nội thất Indochine ra đời và tồn tại đến ngày nay.
Kiến trúc sư Ernest Hebrard, đồng thời là nhà quy hoạch, nhà khảo cổ học người Pháp chính là giám đốc quy hoạch kiến trúc Indochine. Ông là vị kiến trúc khởi nguồn cho phong cách thiết kế nội thất Đông Dương, mang vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc thuộc địa và hơi thở Tây phương vào thời kỳ đó.
2.2. Giai đoạn thịnh hành
Một số tài liệu ghi chép rằng phong cách thiết kế Indochine bắt đầu thịnh hành từ những năm 1920 – 1930. Đó là giai đoạn mà giới thượng lưu ở Việt Nam xây nhà theo phong cách này, theo đuổi phong cách nội thất hiện đại và mới mẻ bằng cách kết hợp các yếu tố trang trí Bắc Bộ với các yếu tố kiến trúc Tây phương.
Trên thực tế, việc sử dụng các chất liệu xây dựng bản địa như tre, gỗ, bùn,… cùng với sắt, thép, gạch, ngói,… khá tốn kém. Vì thế chỉ có những người giàu có mới đủ khả năng tài chính đáp ứng. Đó là lý do mà phong cách Đông Dương toát lên hơi thở của sự sang trọng, đầy hoài niệm.
2.3. Giai đoạn cực thịnh đến nay
Giai đoạn 1920 – 1945 là thời kỳ đỉnh cao của phong cách thiết kế nội thất Indochine. Tuy nhiên đến những năm 1960, xu hướng này dần suy yếu và trở thành một yếu tố hoài niệm.
Tuy nhiên không vì thế mà phong cách này mất đi, khi mà nhiều thập kỷ qua vẫn có các công trình lớn ở Hà Nội, Sài Gòn ứng dụng kiến trúc Indochine. Không ít các resort, khách sạn, biệt thự cao cấp cũng sử dụng phong cách này.
Tại Việt Nam, nội thất Indochine kết hợp giữa các yếu tố truyền thống Việt Nam và sự hiện đại của phong cách nội thất châu Âu, thể hiện qua yếu tố thẩm mỹ và tính năng của từng sản phẩm nội thất. Ngày nay, phong cách Indochine được nhiều nhà phê bình ca ngợi là một phong cách đẹp và ấn tượng.
3. Đặc điểm của phong cách thiết kế Indochine
3.1. Sử dụng tông màu vàng trắng đặc trưng phong cách Đông dương
Gam màu trung tính được ưu tiên lựa chọn cho toàn bộ nội thất trong phong cách Đông Dương. Bao gồm các màu như trắng, vàng kem, vàng nhạt, giúp cho không gian ấm áp và dễ chịu hơn.
Đây là những màu ấm mang đến những giá trị đầy đặc biệt của khí hậu nhiệt đới giúp cho không gian trở nên hút mắt hơn. Ngoài ra, những màu sắc này góp phần mô phỏng sự quyền quý, vương giả, quyền lực của cung đình vua chúa trước đây.
Thêm vào đó, nội thất phong cách Đông Dương được thiết kế từ các vật dụng có màu sắc tự nhiên từ mây, tre, gỗ mang đậm chất phong cách nội thất Á Đông tạo nên cảm giác thân thiết, gần gũi cho tất cả mọi người. Đây cũng chính là nét đặc trưng không thể nhầm lẫn của Indochine Style so với bất kỳ phong cách thiết kế nào khác.
3.2. Sử dụng chất liệu thuần phương Đông
3.2.1. Chất liệu gỗ
Chất liệu gỗ đem đến sự tự nhiên, mộc mạc, hiện diện trong thiết kế phong cách Đông Dương Indochine thường được phủ lớp sơn tối màu, kết hợp với sự bố trí phù hợp giúp không gian trở nên vô cùng sang trọng.
Với tính chất mềm và bền chắc, gỗ thường được lựa chọn sử dụng vào các hạng mục như cửa, trần, sàn nhà, bàn, ghế, giường, tủ, hệ khung kết cấu, các chi tiết trang trí như tượng tròn, phù diêu, ốp tường.
3.2.2. Chất liệu tre
Do có khả năng chống mốc và mối mọt tốt, hợp với khí hậu cùng với độ bền cao nên tre được sử dụng nhiều trong phong cách nội thất Indochine để làm vách ngăn, đồ trang trí, nhằm tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, mềm mại và dễ chịu.
3.2.3. Chất liệu gạch
Chất liệu gạch theo phong cách Indochine Đông Dương như gạch bông và gạch nung với các chi tiết cầu kỳ thường được sử dụng để lát sàn, tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế trong tổng thể kiến trúc.
Vào buổi đầu Pháp thuộc, vật liệu được sử dụng trong thiết kế Indochine được nhập khẩu từ nước thực dân (nước Pháp) sang. Sau này, công nghệ sản xuất ở Việt Nam phát triển hơn, bắt đầu tự sản xuất gạch.
3.3. Hoa văn họa tiết trang trí truyền thống
Ngoài việc tập trung vào tính thẩm mỹ của kiến trúc, phong cách thiết kế Indochine cũng rất chú trọng đến chiều sâu cũng như giá trị của họa tiết trang trí.
Nếu xét đến yếu tố mỹ thuật truyền thống Việt Nam thì họa tiết hoa văn bắt đầu xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản được cách điệu từ hoa lá.
Sau đó, ở thời An Nam, các họa tiết Indochine Style được cách điệu và tổng hợp từ hình kỷ hà, hình chữ nhật, hình hoa lá, hình tĩnh vật, được thể hiện một cách tỉ mỉ và tinh tế, mang tính nghệ thuật rất cao.
Sự lồng ghép các đường nét trong hoa văn không theo bất kỳ một quy tắc gò bó nào. Chính vì vậy, khi được ứng dụng vào các chi tiết như trần, tường, sàn, các vách ngăn, vật dụng trang trí, các họa tiết này tạo nên những chất rất riêng chỉ có trong phong cách Đông Dương.
3.3.1. Họa tiết kỷ hà
Họa tiết kỷ hà của phong cách thiết kế Indochine được chia ra thành ba nhóm bao gồm họa tiết mắc lưới, họa tiết hồi văn và họa tiết vòng tròn. Họa tiết mắc lưới thường thấy là mắc lưới lục giác, còn được gọi là kim quy vì nó có hình dạng giống vảy của rùa vàng.
Ngoài ra, còn có họa tiết mắc lưới hình thoi, hình tam giác có độ dài ngắn khác nhau, cạnh thẳng hơi cong nhẹ và không đều nhau. Họa tiết vòng tròn là họa tiết đồng tiền vàng hay đồng xu. Còn họa tiết hồi văn là họa tiết gợi dáng các nét chữ được sử dụng nhiều để thiết kế nội thất ở góc, đầu hồi, quai bình, chân bàn.
Các họa tiết hình kỷ hà trong thiết kế nội thất thường được điểm xuyết thêm hoa văn dàn hoa, tạo nét hoài cổ và vô cùng thu hút trong kiến trúc.
3.3.2. Họa tiết hình chữ nhật
Có thể nhận thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa Trung Quốc trong phong cách nội thất Indochine ở nước ta với họa tiết hình chữ nhật được trang trí ở các Hán tự, ngụ ý mang đến sự may mắn cho gia chủ bao gồm Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ. Các họa tiết được cách điệu đơn giản, đường nét tinh tế, đan xen chồng lớp và nằm gọn trong một ô hoặc cũng có thể phá cách tự do tùy theo ý tưởng của người thiết kế.
3.3.3. Họa tiết tĩnh vật
Trái châu và bát bửu là những họa tiết tĩnh vật trong phong cách nội thất Indochine. Trong đó, trái châu được thiết kế từ hình trái châu kết hợp với hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái, thường xuất hiện họa tiết này trên nóc chùa.
Còn bộ bát bửu thường thấy bao gồm phất trần, cây sao, quả bầu, gươm, quạt, quyển sách, bút và đàn.
3.3.4. Họa tiết 4 mùa
Trong phong cách Đông Dương, họa tiết 4 mùa bao gồm: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, đây chính là biểu tượng Tứ Qúy đặc trưng cho bốn mùa.
3.3.5. Họa tiết hình thú
Trong phong cách Indochine, họa tiết hình thú mô phỏng hình vẽ của những con vật mang lại sự may mắn theo quan niệm của người Việt. Trong đó, họa tiết gồm bốn con vật là Long, Lân, Quy, Phụng hay còn được gọi là Tứ linh được ưa chuộng nhất, ngoài ra còn có sư tử, cọp, dơi, cá.
3.4. Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam
Hình tượng truyền thống Việt Nam được thể hiện qua phong cách Indochine với những đặc điểm như:
- Tượng phật: Biểu tượng cho tôn giáo, sự thanh cao và bình yên trong không gian.
- Con giống: Những biểu tượng dân gian được sử dụng trong thiết kế nội thất.
- Tứ linh: Mô phỏng hình dáng Long, Lân, Quy, Phụng, đây là những con vật tượng trưng cho sự may mắn.
- Hoa sen: Biểu tượng hoa sen được sử dụng trong thiết kế có từ thời nhà Lý. Đây cũng chính là biểu tượng cho sự thanh tịnh và trong sạch của Phật giáo.
- Hoa cúc: Mang nét đẹp giản dị, kín đáo và lâu bền
- Bồ đề: Là biểu tượng cho sự đại giác của đức phật.
3.5. Đồ nội thất trang trí phong cách Indochine
Trong phong cách thiết kế nội thất Đông Dương, các vật dụng như sập gụ (hay phảng), bình phong tượng trưng cho sự tác động của văn hóa và sắc thái bản địa đến phong cách của người Pháp.
4. Các mẫu thiết kế nội thất phong cách Indochine cổ điển và hiện đại
4.1. Biệt thự
Cách đây vài chục năm, lối thiết kế theo phong cách thiết kế nội thất Indochine chỉ đơn thuần được sử dụng đúng bản chất của nó, tức là được ứng dụng dành riêng trong các biệt thự của giới quý tộc và quan chức để thể hiện sự quyền quý.
Vẻ đẹp của những công trình thiết kế nội thất biệt thự mang hơi thở Indochine được toát ra từ những nguyên liệu tự nhiên và chế tác công phu, đem đến sự sang trọng và nổi bật.
4.2. Căn hộ chung cư
Thiết kế nội thất căn hộ phối cảnh theo phong cách Đông Dương cần phải đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại. Tạo ra một không gian bừng sáng, là nơi tuyệt vời cho gia đình quây quần, nghỉ ngơi, thư giãn, hay tiếp những vị khách quý.
4.3. Nhà phố, nhà ống
Ứng dụng phong cách kiến trúc Indochine vào thiết kế nội thất nhà phố cần sự khéo léo để đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt trong gia đình và tạo được sự thông thoáng trong không gian. Chính vì vậy mà trong thiết kế thường ưu tiên màu sáng, tiết chế trong cách trang trí, sử dụng kích thước nội thất phù hợp.
4.4. Phòng khách
Phong cách Đông Dương mang một vẻ đẹp rất riêng, toát lên sự sang trọng, cổ điển của kiến trúc Pháp cổ mà vẫn gìn giữ nét văn hóa trong sinh hoạt của người Việt, được thể hiện qua màu sắc, chất liệu, cách bày trí trong nội thất phòng khách.
4.5. Phòng ngủ
Trong phong cách nội thất Indochine, màu trắng, đen hay trung tính thường được lựa chọn sử dụng trong không gian phòng ngủ, mang đến cảm giác ấm áp, dễ chịu. Tuy nhiên, ngày nay màu sắc phong cách Indochine được kết hợp sáng tạo hơn với nhiều tông màu hiện đại và nổi bật như màu xanh, xanh rêu.
4.6. Phòng bếp
Gạch bông, gạch nung với những họa tiết hoa văn nổi bật, đa dạn. Được lấy cảm hứng từ văn hóa Đông Sơn được sử dụng trong ốp tường hay lát nền trong nhà bếp là đặc điểm dễ nhận thấy của phong cách thiết kế Đông Dương.
5. Một số công trình kiến trúc Đông Dương Indochine tại Việt Nam
Các công trình phong cách kiến trúc Đông Dương vừa thể hiện tinh hoa, vừa thể hiện bản sắc văn hóa, lịch sử. Mỗi công trình mang phong cách kiến trúc Indochine luôn mang đến sự pha trộn hài hòa giữa hai nền văn hóa Pháp – Việt.
Trụ sở Bộ Ngoại giao
Dự án hoàn thành vào năm 1928. Đây là công trình duy nhất được xây dựng theo đồ án quy hoạch trung tâm hành chính. Công trình cũng được thiết kế theo hình chữ H độc đáo bởi kiến trúc sư Ernest Hébrard.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Từng được gọi là Bảo tàng Louis Fino. Một bảo tàng với kiến trúc Đông Dương độc đáo, được hoàn thành vào năm 1932. Không gian được chia thành 2 khu, sảnh hình bát giác và khu trưng bày lớn.
Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn
Đây là bưu cục lớn nhất Việt Nam với hơn 100 năm lịch sử. Công trình mang kiến trúc Đông Dương này được người Pháp xây dựng từ năm 1886 đến năm 1891. Sau này, do sự giao thoa của kiến trúc Á – Âu nên nó được xác định là kiến trúc Đông Dương.
Trường Petrus Ký – Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Trường Phổ thông Năng khiếu Lê Hồng Phong được coi là biểu tượng của phong trào đấu tranh trong lịch sử hào hùng. Nơi đây từng được biết đến là một ngôi nhà mái ngói đẹp mang phong cách kiến trúc Đông Dương.
Với những thông tin Nội thất ABIG vừa cung cấp ở bài viết trên giải thích phong phong cách indochine là gì, các công trình phong cách kiến trúc Đông Dương và một số mẫu thiết kế phong cách Indochine style hy vọng đã giúp ích cho bạn.
Nếu bạn có nhu cầu thiết kế theo phong cách Đông Dương và sử dụng các dịch vụ thi công chuyên nghiệp với chi phí hợp lý, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0937.438.652 để được tư vấn và báo giá chi tiết.
>> Nguồn tham khảo: Indochine Style in Vietnam | Artisans of Leisure
TỔNG HỢP CÁC PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT MỚI NHẤT HIỆN NAY