Giếng trời là một trong những không gian quan trọng trong nhà. Đem lại ánh sáng và không khí tự nhiên, cũng là nơi thu hút tài lộc, vượng khí. Vậy xây giếng trời sao cho hợp lý, lưu ý gì khi xây giếng trời trong nhà? Theo dõi bài viết sau để được giải đáp thắc mắc.

1. Tìm hiểu về giếng trời

1.1. Giếng trời là gì?

Khi cuộc sống ở thành thị đông đúc, chật chội, các căn nhà ống mọc lên thế chỗ cho không gian xanh và khí trời trong lành, thì giải pháp kết hợp giếng trời bên trong nhà là điều hết sức cần thiết.

Giếng trời là một khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng.

Xây giếng trời từ lâu đã trở thành một trong những tiêu chuẩn thiết kế nội thất nhà phố, nhà ống hiện đại.

Thiết kế giếng trời trong nhà.
Thiết kế giếng trời trong nhà.

Đặt giếng trời trong nhà, giúp đem lại không gian thông thoáng, toàn bộ ngôi nhà có được sự trao đổi hòa hợp về hướng gió, ánh sáng tự nhiên. Tạo nhiều dương khí, giúp tinh thần sảng khoái, tâm trạng ôn hòa, dễ chịu.

Bên cạnh đó, hạn chế được tình trạng nấm mốc trong nhà do thiếu ánh nắng tự nhiên.

Hơn nữa, thiết kế giếng trời ở giữa nhà cũng sẽ giúp ngôi nhà bạn “ăn gian” diện tích. Không gian thông tầng và mảng xanh bên dưới sẽ tạo hiệu ứng thị giác, khiến bạn cảm thấy nhà mình như cao hơn và rộng rãi hơn.

Với nhiều lợi ích như vậy, nhưng để thiết kế và xây dựng giếng trời sao cho đúng chuẩn về mặt thẩm mỹ và phong thủy. Gia chủ cũng cần phải quan tâm một số lưu ý và nguyên tắc quan trọng.

1.2. Cấu tạo giếng trời

Giếng trời bao gồm 3 phần chính:

  • Đáy giếng: Đây là vị trí nối với phòng khách hay phòng ăn của giếng trời, là tầng thấp nhất trong cấu tạo giếng trời.
  • Thân giếng: Thân giếng là phần nối dài xuyên suốt toàn bộ chiều cao căn nhà để đón lấy trọn vẹn ánh sáng tự nhiên, chiếu sáng cho căn nhà. Ngay vị trí đón nắng, chúng ta có thể thiết kế thêm những giàn cây phong thủy, bể cá…để cho không khí thêm trong lành.
  • Đỉnh giếng: Đỉnh giếng được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Từ ngoài nhìn vào thì chúng ta sẽ chú ý đến phần này đầu tiên. Do đó mà việc thiết kế đỉnh giếng luôn được quan tâm.
Cấu tạo của giếng trời
Cấu tạo của giếng trời.

1.3. Công dụng giếng trời

1.3.1 Ưu điểm của giếng trời

Liệu giếng trời có thực sự cần thiết khi xây dựng và thiết kế nội thất cho nhà ở không? Để giải đáp cho điều này, chúng ta cùng tìm hiểu về công năng của giếng trời:

  • Đón ánh sáng tự nhiên: Ánh sáng và gió trời đi xuống từ phần mái, lan rộng ra toàn bộ không gian nội thất.
  • Điều hòa không khí: Nó sẽ giúp cho quá trình lưu thông trao đổi không khí giữa môi trường bên trong và bên ngoài được diễn ra đều đặn, giúp nhà ở trở nên thoáng mát, dễ chịu hơn.
  • Tiết kiệm điện năng: Nhờ thiết kế giếng trời trong nhà mà khu vực sinh hoạt trở nên tươi sáng, mát mẻ giúp gia chủ tiết kiệm khá nhiều điện năng phục vụ cho việc chiếu sáng cũng như làm mát không khí.
  • Nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Phần đáy giếng bạn có thể tận dụng thiết kế hòn non bộ, bể cá, cây xanh,…khi kết hợp với phòng khách hay phòng ăn.
  • Ý nghĩa phong thủy: Trang trí giếng trời trong nhà đúng cách sẽ giúp gia chủ đón vận khí và tài lộc, cân bằng trường khí nội thất, mang lại sức khỏe cũng như vượng khí cho gia đình.
Công dụng điều hòa không khí của giếng trời.
Công dụng điều hòa không khí của giếng trời.

1.3.2 Nhược điểm và cách khắc phục

Âm thanh vang vọng

  • Âm thanh vang vọng là nhược điểm khó tránh khỏi khi thiết kế giếng trời giữa nhà theo hình dạng ống thẳng đứng. Lúc này âm thanh sẽ dễ dàng truyền đi giữa các tầng với nhau,
  • Khắc phục tình trạng vang vọng: Bạn hãy nhờ đơn vị thi công ốp gạch thẻ, đá ốp vào các bức tường thay vì chỉ để bức tường đó “trơ trọi”. Khí đó, tình trạng vang vọng sẽ được khắc phục đáng kể.

Nước mưa ứ đọng

  • Nhược điểm thứ hai khó tránh khỏi ở các mẫu giếng trời nhà ống là nước mưa dễ dàng bị ứ đọng.
  • Cách khắc phục nước mưa ứ đọng: Bạn cần thiết kế hệ thống cấp thoát nước tối ưu để quá trình thoát nước diễn ra nhanh hơn, ngoài ra bạn có thể dùng hệ che di động (sử dụng hệ thống ròng rọc để đóng mở hệ thống mái che). Bố trí đáy giếng với không gian khoa học, ví dụ như: kết hợp trồng cây xanh, bể cá,…

Thừa sáng vào mùa hè

  • Nhược điểm thứ ba chính là sự dư thừa ánh sáng không nên có vào mùa hè oi ả. Vào hạ, nắng gắt gọi vào nhà có thể gây chói lóa khó chịu cho gia đình. Bên cạnh đó, dưới tác động của nắng mặt trời, các vật dụng bị ánh nắng gọi vào cũng dễ dàng bị hư hỏng, phai màu nhanh chóng.
  • Cách khắc phục sự thừa sáng. Tại đỉnh giếng lắp đặt các mặt kính chống tia UV, lắp đặt thêm rèm dưới mặt giếng giúp che phủ và điều tiếng ánh sáng phù hợp nhu cầu và thời tiết.

2. Các kiểu nhà ở thường thiết kế giếng trời

2.1 Nhà ống, nhà phố

Các loại hình nhà ống, nhà phố thường có chiều ngang nhỏ hẹp dễ gây bí bách cho người ở.

Việc bố trí giếng trời trong thiết kế nội thất nhà ống giúp cho không gian được chiếu sáng tốt hơn và làm mát không khí trong nhà.

Không chỉ giúp điều hòa không khí và ánh sáng bên trong nội thất, giếng trời còn có tác dụng trang trí, với khu vực bên dưới, gia chủ có tận dụng để làm tiểu cảnh, tạo sự thư thái ngay trong nhà ở của mình.

Thiết kế giếng trời cho nhà ống
Thiết kế giếng trời cho nhà ống.

2.2 Nhà cấp 4

Đối với nhà cấp 4, gia chủ có thể thiết kế giếng trời trong nhà, cuối nhà, giữa nhà cạnh phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… mà không gây ảnh hưởng đến không gian hay phá vỡ cấu trúc của căn nhà.

Giếng trời nhà cấp 4.
Giếng trời nhà cấp 4.

3. Các loại mái thường sử dụng hiện nay cho giếng trời

3.1. Giếng trời có mái che cố định

Giếng trời có mái che cố định được nhiều người dùng ưa chuộng nhờ vào sự đơn giản trong lắp đặt và mức giá đa dạng, phù hợp cho nhiều nhu cầu khác nhau của gia đình Việt.

Kiểu giếng trời này có khả năng chịu nhiệt tốt như tấm poly dày hay kính cường lực. Bạn nên sử dụng những tấm phim cách nhiệt để dán ở mặt trong của mái che hay lắp thêm ô gió để thoát được hơi nóng.Giếng trời có mái che cố định.

Giếng trời có mái che cố định.

3.2. Giếng trời có mái che di động

Mái che di động được tạo ra để khắc phục nhược điểm của mái che cố định, giúp cho bạn thoải mái đóng mở miệng giếng, tận hưởng trọn vẹn ngọn gió mát lành của thiên nhiên. Tuy nhiên, giá thành của mái che di động cao hơn so với mái che cố định.

Giếng trời có mái che di động

 

Giếng trời có mái che di động.

3.3 Giếng trời không có mái che

Việc lựa chọn giếng trời có mái hay không có mái, sử dụng mái che cố định hay mái di động, tất cả đều được quyết định dựa trên sở thích của gia chủ cũng như cấu trúc thiết kế của ngôi nhà. Một số giếng trời trong nhà phố không có mái che vì lí do sử dụng chung với khoảng thông tầng hoặc kiêm trong vườn nhà. Do đó, khu vực này sẽ cần hở mái để có thêm ánh sáng tự nhiên giúp cây xanh phát triển hơn.

Tuy nhiên nếu bạn dự định thiết kế giếng trời trong nhà không có mái che, cần lưu ý các vấn đề sau: Thứ nhất: lắp thêm khung thép để bảo vệ, thiết kế trần có khe hở hoặc lắp kính xung quanh khu vực giếng trời hở. Thứ hai là lưu ý đó là hệ thống thoát nước mưa để đảm bảo khi mưa nước không bị tràn ra nhà.

image14 1

Trang trí giếng trời trong nhà không có mái che

4. Các vị trí đặt giếng trời đẹp trong nhà

Giếng trời có đa dạng thiết kế khác nhau, tùy vào vị trí đặt, chúng sẽ được phân loại như sau:

4.1 Giếng trời bên ngoài kết hợp không gian sân vườn

Vị trí giếng trời là một điều tối quan trọng đối với gia chủ, nó không chỉ cho thấy mức độ thẩm mỹ của chủ ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến phong thủy gia đình. Khi căn hộ được lắp đặt giếng trời đúng cách, nó không chỉ điều tiết không khí trong trở nên thoáng đãng hơn mà còn giúp gia tăng sinh khí cho không gian.

Giếng trời bên ngoài kết hợp không gian sân vườn là kiểu lắp đặt giếng trời lệch nằm chếch về một góc sát với lối đi chính với mục đích tạo ra khoảng sân đủ lớn để trở thành không gian thông gió cũng như thư giãn. Với cách làm này, gia chủ đã góp phần làm cho căn hộ của mình thêm phần gần gũi và hòa nhập với thiên nhiên.

Giải pháp tuyệt vời cho những ngôi nhà không có diện tích quá lớn đó là lắp đặt giếng trời nằm ở vị trí sát vách. Lúc này, nó được ngăn cách bởi cách cửa. Với phương pháp này bạn có thể giúp cho ngôi nhà của mình thông thoáng và đầy đủ ánh sáng cũng như sinh khí dễ dàng lưu thông.

Mẫu giếng trời cho nhà ống: Giếng trời bên ngoài kết hợp không gian sân vườn

4.2 Giếng trời trong nhà đẹp thông minh.

Nếu bạn muốn tổ ấm của mình trở nên thoáng khí, đầy đủ ánh sáng, tận dụng được các nguồn gió tự nhiên cũng như gia tăng sinh khí cho gia đình thì các mẫu giếng trời bên trong là lựa chọn tối ưu nhất. Giếng trời trong nhà có đa dạng các loại thiết kế cũng như vị trí lắp đặt, vô cùng thích hợp với từng nhu cầu không gian, yêu cầu của gia chủ.

Trang trí giếng trời trong nhà cách độc đáo

4.3 Mẫu giếng trời đẹp giữa nhà

Giếng trời nằm giữa nhà là một thiết kế vô cùng gây ấn tượng cho người nhìn. Với vị trí này, giếng trời chính là điểm mở, đón nhận ánh sáng trung tâm. Với những căn nhà ống kết hợp giếng trời sẽ tràn đầy năng lượng và ánh sáng tự nhiên, mang đến cho gia chủ sự thông thoáng và dễ chịu bất ngờ.

Bên cạnh đó, thiết kế giếng trời nằm ở giữa nhà được đánh giá là mang lại điểm phong thủy tốt cho gia chủ. Bởi vì lúc này ánh sáng và không khí được lưu thông đều trong không gian, trải đều các nguồn năng lượng vào nhà.

Để giếng trời nằm ở giữa nhà có tính thẩm mỹ hơn nó thường được phối khung hoặc lắp đặt thêm mái che để tách thành các tiểu tiết với mục đích tạo điểm nhấn đặc trưng cho căn nhà.

Làm giếng trời giữa nhà lạ mắt, tạo điểm nhấn cho tổng thể

4.4 Mẫu giếng trời cầu thang đẹp

Để ngăn cách phòng bếp với phòng khách hoặc với các không gian lân cận như phòng làm việc, phòng sinh hoạt thì kiến trúc sư hay sử dụng cầu thang. Sử dụng giếng trời cầu thang đúng cách sẽ làm cho không gian của bạn có tính thẩm mỹ và thoáng khí hơn.

Để có thể giúp mẫu thiết kế và giếng trời hòa hợp phong thủy, gia chủ cần bố trí thêm cây xanh bên dưới để đảm bảo cân bằng phong thủy, ngũ hành tương sinh.

Cầu thang kết hợp giếng trời tuy đơn giản mà thoáng mát

4.5 Mẫu giếng trời cuối nhà ống

Để tạo cảm giác không gian phòng bếp được mở rộng cũng như thông thoáng không khí, hạn chế lưu lại mùi thức ăn, giếng trời cũng có thể được lắp đặt phía sau nhà. Vì với văn hóa ở một số gia đình Việt Nam, phòng ăn, phòng bếp thường nằm ở vị trí cuối nhà.

Để cân bằng ngũ hành Mộc – Thủy tương sinh, gia chủ nên trồng thêm cây xanh, hoa cỏ suối nước nhân tạo ở giếng trời. Thông thường, trồng cây xanh là cách được nhiều gia đình sử dụng.

Thiết kế giếng trời cho nhà ống

4.6 Giếng trời trong phòng ngủ, phòng sinh hoạt riêng

Đối với các phòng ngủ cũng như phòng thư giãn thường không có không gian lớn. Vì thế, giếng trời là một thiết kế vô cùng lý tưởng dành cho nhà phố. Vì giếng trời giúp không gian có cảm giác mở rộng hơn, thông thoáng và thoải mái hơn. Ngoài ra, khi sử dụng giếng trời bạn có thể tận dụng ánh sáng thiên cũng như là tiết kiệm nguồn điện.

Nếu diện tích ngôi nhà của bạn không quá lớn và có nhu cầu được xây dựng giếng trời thì tại vị trí đỉnh chóp trên gác mái là vị trí lý tưởng để lắp đặt giếng trời. Khi lắp đặt giếng trời ở vị trí này, bạn sẽ có thể dễ dàng tận dụng nguồn sáng thiên nhiên, quan sát và nhìn ngắm bầu trời mọi lúc. Một lựa chọn khác dành cho nhà ống để thiết kế giếng trời đó là đặt ở vị trí phần nghiêng trên trần nhà, đây là một lựa chọn lý tưởng thông gió cho nhà ống.

Thiết kế giếng trời có mái che lạ mắt trong phòng ngủ tầng áp mái

. Các mẫu thiết kế giếng trời đẹp nhất bạn không nên bỏ qua

Một số mẫu giếng trời đẹp mà bạn đọc có thể tham khảo cho nhà ở của mình.

Giếng trời - Mẫu 1.

 

Giếng trời – Mẫu 1.

Giếng trời - Mẫu 2.

 

Giếng trời – Mẫu 2.

Giếng trời - Mẫu 3.

 

Giếng trời – Mẫu 3.
Giếng trời - Mẫu 4.

 

Giếng trời – Mẫu 4.

Giếng trời - Mẫu 5.

 

Giếng trời – Mẫu 5.

Giếng trời - Mẫu 6.

 

Giếng trời – Mẫu 6.

Giếng trời - Mẫu 7.

 

Giếng trời – Mẫu 7.

Giếng trời - Mẫu 8.

 

Giếng trời – Mẫu 8.

Giếng trời - Mẫu 9.

 

Giếng trời – Mẫu 9.

Giếng trời - Mẫu 10

 

Giếng trời – Mẫu 10.

Giếng trời - Mẫu 11.

 

Giếng trời – Mẫu 11.

Giếng trời - Mẫu 12.

 

Giếng trời – Mẫu 12.

Giếng trời - Mẫu 13.

 

Giếng trời – Mẫu 13.

Giếng trời - Mẫu 14.

 

Giếng trời – Mẫu 14.

thiet ke nha co gieng troi

 

Giếng trời – Mẫu 15.

Giếng trời - Mẫu 16.

 

Giếng trời – Mẫu 16.

6. Các lưu ý khi xây giếng trời trong nhà

6.1. Kích thước giếng trời

Đối với giếng trời nhà phố, nhà ống tại các khu dân cư, diện tích sử dụng thường có phần hạn chế. Tuy nhiên, kích thước giếng trời tiêu chuẩn tối thiểu nhất sẽ rơi vào khoảng 4-6m2.

Đây là phần diện tích đã được tính toán kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng đến các không gian khác trong nhà.

Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên thu được từ giếng trời chiếu xuống mặt sàn theo quy luật phải nhỏ hơn 5% so với diện tích sàn đối với phòng có nhiều cửa sổ và nhỏ hơn 15% cho phòng không có hoặc ít cửa sổ.

Kích thước giếng trời cần phù hợp với căn nhà.

 

Kích thước giếng trời cần phù hợp với căn nhà.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần lưu tâm đến diện tích giếng trời. Diện tích tối thiểu thường là 450×450.

Chẳng hạn, 1 ngôi nhà có chiều dài từ 10m trở lên thì bạn nên lắp đặt giếng trời có độ rộng khoảng 1 – 2m và còn tùy thuộc vào độ cao của trần nhà để điều chỉnh kích thước (trần nhà càng cao thì kích thước giếng trời có thể điều chỉnh càng rộng).

6.2. Vị trí giếng trời

Trước khi xây nhà, bạn cần quan tâm đến vị trí đặt giếng trời đầu tiên. Bởi trong phong thủy, giếng trời chính là nơi hội tụ dương khí, thu hút tài lộc, may mắn.

Đây cũng là nơi hấp thụ nguyên khí của đất trời, là nơi tiếp nhận Quý nhân, Mộc, Mã, Thái Cực. Đây là những yếu tố đem lại sự may mắn, thông tuệ, phát huy sở trường và giải trừ tai họa.

Vị trí đặt giếng trời trong nhà.

 

Vị trí đặt giếng trời trong nhà.

Vị trí đặt giếng trời tốt nhất đó là vị trí trung cung ngôi nhà. Giúp nguyên khí dễ dàng lan tỏa, ánh sáng và không khí tự nhiên cũng được lưu thông trong toàn bộ ngôi nhà.

Giếng trời không nên đặt ở hướng Bắc, vì hướng này được xem là có thực khí không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra bạn cũng không nên đặt giếng trời ngang qua nhà vệ sinh, điều này sẽ vô tình tạo ra luồng sát khí, không tốt cho con người.

6.3. Chống mưa tạt, dột

Mặc dù giếng trời đem lại nhiều không khí tươi và ánh sáng tự nhiên, nhưng bạn cũng cần tính toán đến các trường hợp mưa bão, chống trộm.

Các kiến trúc sư thường đưa giải pháp sử dụng kính cường lực an toàn 2 lớp để lợp mái cho giếng trời.

Vật liệu này có độ bền và chịu lực cao gấp nhiều lần so với kính thông thường. Vừa giúp giếng trời có ánh sáng tự nhiên, vừa đảm bảo nội thất được an toàn trong thời tiết mưa bão.

Thiết kế biện pháp chống mưa tạt, dột.

 

Thiết kế biện pháp chống mưa tạt, dột.

Tuy nhiên, kính cường lực hay tấm lợp trong suốt polycarbonate không thể liên kết bền vững với xi măng.

Do vậy cần qua một liên kết trung gian đó là khung sắt, thép. Khoảng vượt của mái lợp cũng phải được tính toán hợp lý để tránh mưa tạt trực tiếp vào giếng trời.

Các khung sắt, thép vừa được thiết kế kiên cố, vừa mang tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo an toàn, an ninh nhưng vẫn đẹp mắt, đạt được độ thông thoáng tối đa.

6.4. Hệ thống thoát nước sàn

Nhiều gia đình muốn tận dụng khu vực giếng trời để làm vườn cảnh trong nhà. Vì thế, vị trí này cần có hệ thống thoát nước sàn để tránh ngập nước vào mùa mưa. Điều này cũng hạn chế được tình trạng sàn bị ẩm, hư hỏng, nhất là sàn gỗ.

Xử lý hệ thống thoát nước sàn.

 

Xử lý hệ thống thoát nước sàn.

6.5. Độ phẳng của giếng trời

Giếng trời chính là khu vực thông tầng, kết nối khoảng chung của các tầng với nhau. Tuy nhiên, nếu thiết kế mảng tường trơn nhẵn hoàn toàn sẽ tạo ra tiếng vang khi có người nói chuyện, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người khác ở tầng trên.

Vì vậy, ở các mảng tường của giếng trời, bạn nên sử dụng chất liệu như đá, tường nhám hay bố trí cây xanh.

Điều này giúp âm thanh thông giữa các tầng được hạn chế đáng kể, đem lại sự yên tĩnh và riêng tư cho thành viên.

Thiết kế mảng tường cho giếng trời.

 

Thiết kế mảng tường cho giếng trời.

6.6. Về phong thủy

Một số lưu ý quan trọng về mặt phong thủy khi thiết kế giếng trời trong nhà:

  • Vị trí đặt giếng trời nên đặt ở cung Tài Lộc hoặc Thiên mạng.
  • Không nên đặt ở phía trước nhà
  • Có thể đặt giếng trời giữa nhà
  • Nếu diện tích nhà ở không quá lớn, hãy đặt giếng trời ngay khu vực méo mó để hóa giải sát khí.
  • Nên bố trí thêm cây xanh và nước xung quanh đáy giếng.

Giếng trời là khu vực quan trọng không thể thiếu, đặc biệt là những ngôi nhà ống, có diện tích sử dụng hạn chế và điều kiện ánh sáng tự nhiên không được đảm bảo.

Giếng trời mang lại nhiều ý nghĩa về tính thẩm mỹ, phong thủy cho cả ngôi nhà.

Vì vậy, việc hiểu và lưu ý các vấn đề trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây giếng trời trong nhà.

Bên cạnh đó, việc bài trí nội thất trong khu phòng xung quanh sao cho hài hòa tinh tế khi có ánh sáng từ giếng trời rọi vào ban ngày là rất quan trọng.

Vì thế, hãy đảm bảo mọi thứ được “hợp rơ” với nhau khi triển khai. Bạn có thể liên hệ với công ty thi công thiết kế Nội thất ABIG để được tư vấn về mọi thứ liên quan cần có trong nhà khi xây dựng giếng trời nhé.